Quản lý rừng bền vững (QLRBV) – cơ hội và thách thức của giảm phát thải thông qua mất rừng và suy thoái rừng REDD)

  Nguyễn Ngọc Lung, Ngô Đình Thọ

Viện QLRBV &CCR

Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) là các hoạt động tai VN đã thực hiện và đang tăng tiến để đạt mục tiêu 30% rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn QLRBV và nhận chứng chỉ rừng của tổ chức FSC như ghi trong chương trình trọng điểm giai đoạn 2006-2020 của chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam.

Trong các hoạt động để đạt mục tiêu QLRBV, việc ổn định diện tích, việc nâng cao sản lượng và năng suất có liên quan đến 2 hiện tượng “mất rừng và suy thoái rừng” (REDD), mà Hội nghị Kyoto 1997, va Hội nghị Copenhangen 2009 đều coi là giai pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, thậm chí chúng trùng hợp nhau về mục tiêu và kết quả, kể cả việc kiểm soát sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng (LULUCF), vì vậy việc điều phối để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa hoạt động QLRBV và REDD nên được xem xét, đưa ra thảo luận khi trong một quốc gia và trong thời gian cùng hoạt động

Lịch sử QLRBV

 Khoa học QLR bắt đầu có từ đầu thế kỷ XIX, khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất bằng cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên đơn vị diện tích trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng.

 Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học quản lý rừng luôn nhằm mục tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước, từ đó các lý thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp đất để hàng năm có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng, phát triển cho môn quản lý /quy hoạch rừng.

 Nửa cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, môi trường, con người chờ đợi ở rừng nhiều hơn nữa các khả năng cung ứng không chỉ về gỗ, lâm sản ngoài gỗ mà còn các chức năng bảo vệ môi trường, như phòng hộ nguồn nước, chống thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục thẩm mỹ, môi trường v.v.. môn quản lý rừng đã giao thoa với nhiều môn khoa học khác và cũng do vậy đem nhiều tên khác nhau, như quản lý rừng, điều chế rừng, quy hoạch rừng, thiết kế kinh doanh rừng, kinh lý rừng , nhưng nội dung vẫn tương đồng.

 Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, khi con người thức tỉnh từ hậu quả  hàng thế kỷ,  phát triển nhanh bất chấp môi trường bị hủy hoại, nhất là tại nhiều nước đang phát triển vùng nhiệt đới. Từ sau hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Rio de Janeiro 1992, hàng loạt hoạt động của thế giới về phát triển bền vững,  sôi động và được sự hưởng ứng của khắp nơi trên lục địa, biểu thị bằng các công ước, các chương trình, trong đó có hoạt động QLRBV đang phát triển sâu rộng trên một nửa diện tích mặt đất có rừng và cũng là nội dung xem xét trong phạm vi bài này.

 1.2   Nội dung và tiêu chuẩn QLRBV

 Khái niệm QLRBV được hiểu là chủ rừng hoặc người quản lý rừng tổ chức các hoạt động của một khu rừng xác định luôn thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ tối đa mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng.

 Tiến trình Helsinki (1995) định nghĩa như sau:” Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện nay và trong t­ương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”

 Tổ chức gỗ nhiệt đới ITTO (2004) định nghĩa là :” Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt đ­ược một hoặc nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã đ­ược đề ra một cách rõ ràng như­ đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tư­ơng lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trư­ờng tự nhiên và xã hội”. [9]

 Để đạt được mức độ QLRBV các tổ chức quốc tế hoặc các nhóm sáng kiến (hay process) thường đề xuất các bộ tiêu chuẩn gồm 3 mặt: kinh tế, môi trường và xã hội. mỗi mặt gồm một số tiêu chí (criteria), mỗi tiêu chí có nhiều chỉ số (indicator), rồi đến các mức độ cuối cùng là kiểm chứng (verifier)…

 Ví dụ tổ chức ITTO đưa ra bộ tiêu chuẩn 7 tiêu chí, trung tâm lâm nghiệp quốc tế CIFOR- 8 tiêu chí, Tiến trình Montreal – 7 tiêu chí, tiến trình Pan-european- 6 tiêu chí v..v. Riêng tổ chức FSC (Forest Stewardship Council ) có bộ tiêu chuẩn khắt khe nhưng uy tín nhất trên thế giới có cấu trúc chặt chẽ nhất gồm 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí, 123 chỉ số và hàng vài ba trăm công cụ kiểm chứng.

 Mọi chủ rừng đều có quyền lựa chọn áp dụng một loại tiêu chuẩn để phấn đấu đạt được chứng chỉ QLRBV cho miếng đất có rừng mà họ quản lý.

 Hiện nay trên thế giới có các chương trình chứng chỉ khác nhau ở quy mô toàn cầu hay quy mô vùng, hay quốc gia như:

 –         Tổ chức FSC có tiêu chuẩn và chứng chỉ cả RTN và RT trên toàn thế giới

–         Chương trình chứng chỉ PEFC chủ yếu cho các nước Châu Âu hoặc Bắc Mỹ

–         Chương trình MTTC là chứng chỉ QLRBV trong nội bộMalaysia

–         Chương trình LEI củaIndonesiacũng chỉ cấp chứng chỉ trong quốc gia v.v…

 Như vậy, phong trào QLRBV trên thế giới và các khối quốc gia rất sôi động, nhiều quốc gia lập thành chương trình, kế hoạch. Việt nam đã đưa thành chương trình số 1 trong 3 chương trình phát triển của chiến lược Lâm nghiệp quốc gia 2006-2020.[2] . Giải pháp này đang hỗ trợ các quốc gia tránh hoặc giảm việc mất rừng, hạn chế quá trình suy thoái rừng. Hợp tác của 10 nước trong khối ASEAN trong 10 năm nay cững xoay quanh chủ đề thực hiện được quá trình QLRBV.

 QLRBV có mục tiêu hạn chế mất rừng và suy giảm chất lượng cũng như tăng trưởng sản lượng rừng. Đổi lại chủ rừng nào đã quản lý rừng bền vững đều được cấp một chứng chỉ đảm bảo rằng gỗ khai thác từ các khu rừng đạt tiêu chuẩn QLRBV được chấp nhận lưu thông trên mọi thị trường lâm sản với giá bán cao hơn bình thường. Đây là sáng kiến của các đại gia buôn bán lâm sản và của người tiêu dùng chấp nhận giá mua cao hơn để bảo vệ  rừng trên toàn thế giới.

 Trở lại hiệu quả đầu tiên của QLRBV , một là đảm bảo được diện tích rừng ổn định từ quy mô nhỏ của chủ rừng đến lâm phận quốc gia, hai là ổn định việc sử dụng đất,  ít thay đổi về đất và  rừng (LULUCF). Ba là giữ ổn định chất lượng rừng với sản lượng và lượng sinh trưởng gỗ và lâm sản không suy giảm. Đây chính là đầu vào sản phẩm quang hợp từ hấp thụ Cacbonic tỷ lệ thuận với lượng tăng trưởng của rừng. Hai yếu tố này chính là mục tiêu phấn đấu của REDD sẽ đạt được khi QLRBV.

Trong thời gian chưa đến 20 năm kể từ khi sáng kiến QLRBV được các chủ rừng thực hiện trên thế giới đã đạt được (30/10/2009): 117,09 triệu ha rừng được cấp chứng chỉ FSC về QLRBV=5% diện tích rừng sản xuất. (một diện tích tương đương 2 lần như vậy cũng đã được cấp chứng chỉ PEFC) trong 995 giấy chứng chỉ của 82 quốc gia. Giá trị gỗ có nhãn CCR FSC ước 20 tỷ USD. Trong số nàyCanadađứng đầu với trên 23 triệu ha, Nga thứ 2 thế giới với 21 triệu ha [14], trong khi VN mới có 10.000 ha rừng trồng đạt chứng chỉ rừng FSC nam 2006 ..

 Để dành lợi thế cho chủ rừng và cộng đồng dân cư, VN cần soạn thảo bổ sung tiêu chuẩn FSC quốc gia theo hướng tiêu chuẩn FSC đang sửa đổi 2009, dù  dự thảo 9C (2007) đã bao quát được khá nhiều khác biệt về chính sách và tập quán của Việt nam.

1.3   Các định nghĩa về rừng:

 Rừng là một dạng tài nguyên thiên nhiên có thể tự tái tạo (nay có một phần là tài nguyên nhân tạo), là đối tượng tác động để tạo ra lợi ích vật chất trực tiếp như lâm sản, lợi ích môi trường dịch vụ phục vụ con người. Rừng lại là môi trường mà con người và nhiều sinh vật khác phát sinh , phát triển, song môi trường rừng còn có khả năng tương tác và cải thiện các dạng môi trường khác trong cùng không gian tồn tại như không khí, đất, nước. Ngày nay, rừng đang đóng vai trò quan trọng trong môi trường sống, môi trường phát triển, và có tác dụng lớn trong việc hấp thụ, lưu trữ CO2 hạn chế quá trình thay đổi khí hậu trên trái đất.

Do đứng từ nhiều góc độ nhìn nhận và sử dụng rừng, nhiều giai đoạn lịch sử phát triển nên đã có nhiều định nghĩa khác nhau về rừng.

 Những định nghĩa kinh điển xuất phát từ thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ XIX đều định nghĩa rừng tạo thành từ quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật, đất đai, có tương tác lẫn nhau tạo thành hoàn cảnh rừng và có tương tác với các hoàn cảnh xung quanh, trong đó phải có quần thể cây gỗ cao (hoặc cầy loài thân thảo) , tạo thành hoàn cảnh rừng hoặc là một quần lạc sinh địa luôn phát triển như trường phái Nga: Morodop G.F (1930), Tkachenko M.E (1952), Sucasep S.I (1944;1964) [5] , hoặc trường phái Tây Âu: Tansley A.G (1926,1940) , Richards P.W (1936,1956) [12]. Việt nam chịu ảnh hưởng nặng  từ những trường phái này, thể hiện trong các ấn phẩm nghiên cứu của Thái văn Trừng (1962,1998), Trần Ngũ Phương (1964). Các giáo trình lâm  học của Đại học Lâm nghiệp.

 Ngày nay, rừng trở thành thực thể hết sức quan trọng tới cuộc sống, đến sự tồn tại của con người, rừng chi phối và tác động tới nhiều môi trường xung quanh như đất, nước, không khí, các định nghĩa rừng được định lượng ở ngưỡng khi bắt đầu phát huy tác dụng sinh thái.

 Để hướng dẫn đo đạc và công bố độ che phủ rừng mỗi nước, FAO đã định nghĩa rừng, trong FAO FORESTRY PAPER số 12 đến 130: “Rừng là các hệ sinh thái có tối thiểu 10% tàn che của cây gỗ hoặc tre nứa trong điều kiện phức hệ đất, hệ động vật, hệ thực vật tự nhiên nói chung không phải là đối tượng để canh tác nông nghiệp. Rừng được phân chia theo nguồn gốc với 2 phạm trù: Rừng tự nhiên là các khu rừng có tổ thành gồm cây bản địa của vùng. Rừng trồng được con người tạo ra trên diện tích trước đây chưa từng có rừng nhưng thay đổi loài cây bản địa bằng loài mới khác, loài đa dạng di truyền”. [3]

 Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế đưa ra định nghĩa, giống như FAO, được Thang Hooi Chiew (2006) tiếp nhận như sau:” Đất phải rộng trên 0,5 ha, với chiều cao của các cây hơn 5m và độ che phủ hơn 10% hoặc các cây có khả năng đạt đến ngưỡng nguyên vị của nó. Điều này không bao gồm đất mà phần lớn đang sử dụng đất đô thị hoặc nông nghiệp. Các cây có khả năng đạt đến độ cao tối thiểu là 5m . Những diện tích đang khôi phục mà chưa đạt được nhưng hy vọng sẽ đạt độ che phủ 10% thì dược chấp mhận và bao gồm cả các cây có chiều cao 5m…” [13].

 Trong quá trình hòa nhập, luật bảo vệ và phát triển rừng Việt nam (2004) đã định nghĩa” Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. [10].

Gần đây nhất Bộ NN-PTNT đã đưa ra định nghĩa mới (2009),  theo xu thế hội nhập có định lượng các chỉ tiêu , mới ban hành 2009 là “ Rừng là hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5m trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), có khả năng cung cấp gỗ. Lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan”. [1]

 Như vậy hệ thống các định nghĩa kinh điển đem tính khoa học sinh thái của tổ hợp sinh lạc quần địa cao, còn các định nghĩa hiện nay thể hiện giới hạn thấp nhất khi các thành phần của sinh vật và đất phát huy được ảnh hưởng của rừng theo tiêu chí của người định nghĩa, chúng cần được sử dụng trong các trường hợp thích hợp khác nhau, kể cả ứng dụng trong đo tính tác động của REDD.

 1.4   Phân loại và phân chia rừng:

 Cũng giống như định nghĩa rừng, việc phân loại rất khác nhau, phong phú và đáp ứng yêu cầu sử dụng của người phân loại, chúng gồm phân loại theo đặc điểm  sinh thái cấu trúc tự nhiên, theo sinh thái phát sinh, theo mục đích khai thác gỗ và quản lý rừng, theo năng lực phòng hộ nguồn nước, theo mục đích bảo tồn tự nhiên và đa dạng sinh học (ĐDSH) .

 Phân loại từ lâu nay và bao trùm cả thế giới là theo đặc điểm sinh thái cấu trúc, người ta phân cấp theo nguồn gốc, theo vùng, theo cáu trúc tổ thành loài v.v.. Theo nguồn gốc thì có 2 cấp là rừng tự nhiên và rừng trồng; rừng tự nhiên lại được phân cấp theo điều kiện khí hậu như rừng ôn đới, nhiệt đới, rồi phân cấp thành rừng lá kím, lá rộng, tre nứa, rồi ẩm, khô, ngập nước, ngập mặn, đá vôi, rồi kín, hở, hỗn loại thuần loại, núi cao, đồi gò, thung lũng, ẩm ướt, ngập nước v.v.. Ví dụ : Rừng hỗn loại, nhiệt đới, kín, ẩm, thường xanh, núi thấp, ưu thế cây họ dầu. Cách phân loại này kinh điển và cả thế giới áp dụng.

 Phân loại theo lý thuyết sinh lạc quần địa theo lý thuyết Sucasev lấy “Kiểu rừng” = Type làm đơn vị cơ bản và hệ thống  các kiểu phụ không chỉ thảm cây mà gắn liền với các nhân tố lập địa.

 Phân loại 14 kiểu rừng theo nhân tố sinh thái phát sinh của Thái văn Trừng (1962) [4] thuộc hệ thống type này, nhưng các điều kiện ngoại cảnh tạo ra quần thể sinh vật nguyên sinh thuộc nhóm các nhân tố đất đai và khí hậu được gọi là các nhân tố sinh thái phát sinh. Hệ thống phân loại này khẳng định được sự ổn định tương đối của mỗi điều kiện (kiểu sinh thái) sẽ có một kiểu thực vật tương ứng. Lý thuyết phân loại này được nhiều trường phái công nhận và đã được giải thưởng Hồ chí Minh ở ViệtNam .

 Các phương pháp phân loại này có giá trị lý thuyết cao và đang tiếp tục vận dụng áp dụng cho sản xuất lâm nghiệp.

 Phân chia rừng phục vụ khai thác gỗ và quản lý rừng (1960) do chuyên gia CHDC Đức Loschau  đưa vào Việt nam, đã được cải tiến, Việt nam hóa nhiều lần và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay, gồm có 4 loại chính:

  • Loại I .   Không có rừng hoặc đã mất rừng, tùy theo thảm cỏ, cây bụi, cây   gỗ  tái sinh từ  “ít đến nhiều” mà chia loại phụ Ia, Ib,   Ic.
  • Loại II .   Rừng non tái sinh hoặc trồng, đã khép tán
  • Loại III .  Rừng tự nhiên đã bị khai thác chính 1 hoặc nhiều lần tùy theo mức độ khai thác từ “tàn kiệt đến khai thác ít” mà chia ra IIIa, IIIb,  IIIc
  • Loại IV . Rừng nguyên chưa khai thác chính hoặc khai thác rất ít.

 Phân chia rừng và thảm thực vật theo chức năng phòng hộ nguồn nước dựa trên cơ sở tác dụng điều tiết nước (biến lượng mưa, dòng chảy mặt thành dòng chảy ngầm, và chống lũ lụt xói mòn rửa trôi đất) của 3 nhân tố rừng là “độ tàn che tán lá, số lượng tầng tán, kết cấu loài cây”, do Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải, 1997, Chương trình 327, trồng rừng phòng hộ phủ xanh đất trống đồi núi trọc [6]

 Phân chia rừng phục vụ mục đích bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH  của tổ chức IUCN được nhiều quốc gia áp dụng. Cấp phân loại đầu tiên là rừng sản xuất và rừng bảo vệ. Rừng bảo vệ được chia tiếp thành vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài, khu bảo tồn cảnh quan v.v… theo các tiêu chí về giá trị bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và tính nguy cấp của hệ sinh thái, loài, nguồn gen.

 Nhìn chung, mỗi bảng phân loại hoặc phân chia đều nhằm các mục tiêu cụ thể, trừ 3 hệ thống phân loại theo hệ sinh thái lý thuyết. Chưa có nghiên cứu nào cho việc phân loại rừng theo mục tiêu đo tính phát thải hoặc REDD.

 II. Các chính sách quản lý

 Cho tới ngày nay Việt nam đã có hệ thống quản lý rừng khá hoàn chỉnh về chính sách, thể chế, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý. Song, cũng là giai đoạn chuyển mạnh từ lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp khai thác lâm sản là chính, sang sử dụng tổng hợp rừng với cả chức năng kinh tế, môi trường, xã hội, như các tiêu chuẩn QLRBV của FSC được sự ủng hộ mạnh mẽ trên thế giới.

 2.1  Tài nguyên rừng:

 Rừng và đất lâm nghiệp đã được nhà nước giao cho ngành Lâm nghiệp quản lý, trước đây chỉ một thành phần kinh tế duy nhất là nhà nước nay đã tương đối phong phú, tuy nhà nước vẫn là chủ đạo.

 Ngoài đất rừng, tài nguyên rừng được đánh giá ở đây là diện tích rừng và trữ lượng lâm sản (chủ yếu là gỗ) và các tiềm năng dịch vụ môi trường khác.

Biểu 1 thống kê sự thay đổi giảm dần từ 1943 đến 1990 là ngưỡng sinh thái mà 28% độ che phủ không còn đủ bảo đảm nhu cầu môi trường phát triển bền vững cho nền kinh tế quốc dân, từ đó các quyết sách như chương trình phục hồi rừng 327, 661 lại đưa diện tích và độ che phủ tăng dần.

 Biểu 1 . Diễn biến diện tích rừng cả giai đoạn lịch sử 1943-2005 [11]

 

     

        Năm

Diện tích rừng, tr. ha

Độ che phủ %

Ha/

người

Thay đổi

(1990-2000)

  1000 ha!       (%)

Tự nhiên

Trồng

Tổng

1943

14,300

0

14,300

43,0

0,70

   
1976

11,077

92

11,169

33,8

0,22

   
1980

10,186

422

10,608

32,1

0,19

   
1985

9,038

584

9,892

30,0

0,16

   
1990

8,430

745

9,175

27,8

0,14

   
1995

8,252

1,050

9,302

28,2

0,12

   
2000

9,444

1,471

10,915

33,2

0,14

   
2005 VN

10,283

2,334

12,617

36,4

0,16

+ 2,432

+ 2,1

2005

Asean

183,914

19,973

203,887

46.8

0,40

–  2,324

–  1,1

2005

Thế giới

3,765292

186,733

3,952025

30,3

0,60

–  7,317

–  0,2

 Chú thích: Hai dòng dưới cùng theo tài liệu State of the World Forest  FAO, 2007

 Song, chất lượng rừng lại đi theo hướng giảm liên tục cho tới nay, rừng giàu gỗ ngày càng ít, nơi nào còn hệ sinh thái nguyên sinh đã khoanh lại làm khu bảo tồn thiên nhiên, rừng tự nhiên sản xuất mà tài nguyên lâm sản và đa dạng hóa vẫn đang diễn biến xấu, mặc dù các chính sách xã hội hóa đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các giá trị dịch vụ của rừng như khả năng phòng hộ, hấp thụ carbonic đều gắn chặt với chất lượng rừng.

 Hệ thống chính sách tuy đã khá hoàn chỉnh phục vụ chủ trương xã hội hóa và trao quyền tự chủ cho chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm 5 cấp:

  • Luật lâm nghiệp (gọi là bảo vệ và phát triển rừng) 1991,2004
  • cấp quốc hội và chủ tịch nước : Luật, nghị quyết, pháp lệnh, sắc lệnh
  • Cấp chính phủ:   Quyết định, nghị định
  • Cấp bộ:               Quyết định, thông tư
  • Cấp cục:               Quyết định, thông tư, công văn hướng dẫn

 Trong một nghiên cứu khác sẽ đi sâu vào cơ chế chính sách để xem xét mức độ phù hợp , chồng chéo, thiếu theo nhu cầu quản lý, lần này chỉ mới thống kê các văn bản liên quan đến quản lý rừng và REDD chỉ tính từ 2000-2009, cấp Bộ NN-PTNT, cấp Cục lâm nghiệp, Kiểm lâm đã có tới :

38 văn bản trong website Bộ NN-PTNT,

84 văn bản trong website Cục Lâm nghiệp,

102 văn bản trong website Cục Kiểm lâm.

 Điều này nói lên mức độ hợp lý, chưa hợp lý, song sự bội thực văn bản pháp quy có thể giảm bớt theo nội dung và tính lỗi thời khi xã hội phát triển rất nhanh.

 2.2   Chuyển lâm nghiệp nhà nước sang lâm nghiệp xã hôị

 Các chính sách quản lý rừng và QLRBV đã khiến cho xã hội huy động được thêm nhiều chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt triển vọng là cộng đồng dân cư miền núi và các dân tộc thiểu số tham gia quản lý rừng tại các vùng sâu vùng xa nơi rừng luôn bị khai thác đốt nương rãy, thay đổi chặt rừng sử dụng đất vào mục đích khác, và chặt phá rừng bừa bãi.

 Biểu 2. Các thành phần kinh tế tham gia quản lý rừng ở VN [8]

STT

Chủ rừng

Diện tích rừng

(1000 ha)

(%)

1

2

3

4

5

6

7

Lâm trường quốc doanh

Ban quản lý rừng phòng hộ

Ban quản lý rừng đặc dụng

Liên doanh

Các tổ chức Hội (cựu chiến binh, phụ nữ)

Cộng đồng, HTX

Cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ

—————————————————-

cộng

3,030

1,406

1,657

54

285

297

2,871

———-

9,600

24,6

11,4

13,5

0,4

2,3

2,4

23,3

——-

78,0

8

Rừng chưa giao

———————————————————

Tổng cộng

2,707

————–

12,307

22,0

————

100,0

Tài liệu Bộ NN-PTNT

 Năm 2004-2007 thực hiện chính sách đổi mới nông lâm trường quốc doanh theo nghị định 200/CP. Tất cả các lâm trường quốc doanh (LTQD) đã đổi tên thành Công ty lâm nghiệp (CTLN), song khi quy hoạch lại đất đai, họ đã trả lại 600 ha rừng tự nhiên để xã, huyện quản lý, đặc biệt là rừng nghèo xa xôi, dễ bị chặt phá rừng. Do xã, huyện là cơ quan hành chính không có cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, không có kinh phí nên thực tế diện tích này đang trở thành vô chủ. Rất cần được giao cho cộng đồng quản lý sử dụng kịp thời. Chính sách này cần kịp thời để tránh việc mất rừng do chặt trộm, cháy rừng, và khai phá để trồng các loài cây lương thực thực phẩm. (REDD,LULUCF).

 Một ví dụ khác là ngành Lâm nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển 2006-2020 và được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong đó 3 chương trình phát triển, mà chương trình số 1 là “Quản lý rừng bền vững”. Theo chương trình này, công việc đầu tiên là xác định lâm phận ổn định, thỏa mãn tối ưu lâm sản và chức năng môi trường phát triển bền vững cho đât nước, theo đó đất lâm nghiệp và rừng sẽ ổn định theo:

 Biểu 3. Định hướng quy hoạch diện tích rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020 (triệu ha) theo chiến lược phát triển lâm nghjệp ViệtNam giai đoạn 2006-2020 .

Loại hình

Năm cơ sở

2005

Quy hoạch

2010

2020

Tổng diện tích đất lâm nghiệp (tr. ha)

Đất có rừng

–         Rừng phòng hộ

–         Rừng đặc dụng

–         Rừng sản xuât

19,02

12,61

9,47

2,32

7,10

26,24

14,07

5,68

2,16

8,40

16,24

15,57

5,68

2,16

8,40

Nhu cầu gỗ                             (tr.m3)

Giá trị lâm sản xuất khẩ     (tỷ VNĐ)

Giá trị môi trường (nước, CO2, du lịch sinh thái)

10,86

1,70

0,25

14,00

3,70

0,25

22,16

7,80

2,00


 Ngày 14/8/2006, bằng thông báo 125/TB-VPCP, trong hội nghị phát triển Kinh tế-xã hội Tây nguyên, Thủ tướng quyết định giao Tổng công ty Cao su (nay là Tập đoàn công nghiệp Cao su, Bộ NN&PTNT làm việc với 5 tỉnh Tây nguyên để chuyển 90-100 nghìn ha rừng sản xuất sang trồng cao su. Việc chuyển đổi sử dụng đất sẽ bàn sau. Song, chính sách này không có sự chuẩn bị , không quy hoạch vùng chuyển đổi, mà phải thực thi ngay nên ngành chủ quản hết sức lúng túng , còn các đại gia thì đua nhau lập dự án đòi chuyển đổi rừng sang đất nông nghiệp để trồng cao su ! cho dù việc cắt đất manh mún. Các văn bản pháp quy hướng dẫn hết sức lúng túng , không kịp thời.

 Chỉ chính sách tăng 1000 Ha cao su, trong hai năm 2007-2009 Bộ NN-PTNT đã phải ban hành tới  nhiều   9   văn bản :

  1. Chỉ thị 1339/CT-BNN ngày 7/5/2007 về việc phát triển cây cao su
  2. Thông tư 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 Hướng dẫn chuyển rừng sang trồng cao su.
  3. Thông tư 07/2008/TT-BNN ngày 25/01/2008 Sửa đổi bổ sung thông tư 76
  4. Thông tư 39/2008/TT-BNN ngày 03/03/2008 Sửa đổi bổ sung thông tư 76 và 07.
  5. Công văn 486/BNN-PTNT ngày 04/03/2008 Khai thác tận dụng gỗ khi chuyển đổi. rừng nghèo kiệt sang trồng cao su .
  6. Quyết định 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/9/2008 Công bố cây cao su là cây đa mục đích.
  7. Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 về viêc hướng dẫn trồng cao su trên đất lâm nghiệp.
  8. Thông tư 10/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009về việc bổ sung một số điểm của thông tư số 127/2008/TT-BNN.
  9. Thông tư 58/2009/TT-BNN ngày 9/9/2009 hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp.

 Chắc chưa hết lúng túng từ một chính sách mà ngành chuyên môn không được chuẩn bị, không quy hoạch, kế hoạch, trong thế kỷ XXI .  Nay giá cao su quốc tế đang bấp bênh chứ không cao như lúc Thủ tướng quyết định, nếu tiếp tục hạ đến dưới mức kinh doanh hòa vốn thì có chính sách thay cây cao su non bằng cây khác giá thị trường đang lên hay không ? từ bài học chặt cà phê, điều, tiêu, các năm trước khi thị trường biến động. Ta sẽ bàn tiếp khi đánh đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên bền vững sang làm thuỷ điện, hoặc sang các hệ sinh thái nông nghiệp hay rừng trồng và hậu quả sinh thái môi trường đang được dư luận xã hội bàn thảo sôi nổi kể cả trong diễn đàn Quốc hội tháng 11/2009, ấy là chưa nói về giá trị dịch vụ sinh thái, hấp thụ khí thải nhà kính v.v.. mà không gì thay thế được ở phần sau.

 2.3   Quản lý rừng bền vững ở Việt nam

 Năm 1988 Tổ công tác quốc gia (NWG) về QLRBV thuộc Cục Lâm nghiệp ra đời và hoạt động, đến năm 2000 được chuyển thành tổ chức NGO thuộc Hội KHKT LN VN theo quy chế thành viên FSC.

NWG đã hoạt động theo hướng:

–         Nâng cao nhận thức cho nhà nước, chủ rừng và cộng đồng dân cư về QLRBV và CCR.

–         Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia đảm bảo nguyên tắc do FSC hướng dẫn và phê duyệt phù hợp chính sách tập quán  QLR của VN

–         Hỗ trợ chủ rừng và cộng đồng dân cư thực thi QLRBV và CCR thông qua các mô hình thử nghiệm tại các chủ thể chủ rừng là lâm trường quốc doanh, Công ty lâm nghiệp, hộ gia đình trồng rừng, liên doanh liên kết v.v..

–         Hiện nay mục tiêu và hiệu quả của QLRBV đảm bảo rừng ổn định về diện tích lâm phận, cải thiện tốt nhất và bền vững về sản lượng và năng suất, đây chính là cải thiện khả năng hấp thụ và lưu trữ CO2 trong cây và rừng , vì vậy cần có sự liên kết giữa hai hoạt động có một số mục tiêu, hiệu quả giao nhau để tăng tốc độ và sức mạnh. Việt nam đã đưa QLRBV-CCR thành chương trình trọng điểm của Chiến lược phát triển lâm nghiệp và thực thi 2 năm đầu. Hiện nay các tổ chức trong nước đang xây dựng các mô hình thử nghiệm sau đây:

–         + Tổ  công tác quốc gia (nay là Viện QLRBV &CCR) hỗ trợ:

  • Chứng chỉ theo nhóm QLRBV rừng trồng các hộ gia đình cá thể tại Yên bình Yên Bái
  • 16 Lâm trường trồng nguyên liệu giấy thuộc Tổng công ty Giấy VN
  • Công ty Bến Hải rừng trồng và rừng tự nhiên  Vĩnh Linh, Quảng Trị

+ Tổ chức WWF xây dựng mô hình 2 lâm trường Sơ pai và Hà nừng, Gia lai và nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thương mại gỗ.

+ GTZ (CHLB Đức) đang giúp 5 lâm trường quản lý rừng tự nhiên tại Đắc Lắc, Ninh thuận, Quảng Bình, Yên Bái.

+ SNV hỗ trợ CCR cho hộ nông dân Phú Lộc- Thừa Thiên Huế.

 Trong chiến lược chi tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 30% diện tích rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn QLRBV và được cấp chứng chỉ FSC. Đây là nhiệm vụ nặng nề khó khăn trên tinh thần tự nguyện của các loại chủ rừng chứ không thể làm theo quyết định thẩm quyền nhà nước

 2.4  Các thử nghiệm.  Để chuẩn bị cho việc đo tính khả năng phát thải và hấp thụ CO2 của các loại rừng ở Việt nam, xin chứng chỉ và chi trả giảm thiểu khí nhà kính, sự lựa chọn đánh giá điều kiện trồng rừng theo cơ chế sạch CDM đã được tiến hành rất hạn chế về quy mô và kinh phí trong sự hợp tác giữa các tác giả Phạm Xuân Hoàn (2005), Vũ Tấn Phương (2006-2009), Võ Đại Hải (2007-2009), Đặng Thịnh Triều (2008) là các đối tác tại Đại học lâm nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp (FSIV), SNV, JOFCA, DANIDA tại mô hình CDM  A lưới (Thừa Thiên Huế), Cao Phong, (Hòa Bình)…. , các dạng rừng trồng và rừng tự nhiên trong cả nước, nhất là đối với các loài cây trồng phổ thông nhất.

 Quản lý rừng bền vững cho đến nay chưa quan tâm đầy đủ đến trữ lượng Carbon trong các kiểu rừng đã phân loại và thống kê trong phần 1 nói trên, nhất là đối với các kiểu rừng tự nhiên. Đối với đa số các loài cây trồng rừng đã được các tác giả và cơ quan trong nghiên cứu. Ví dụ các tác giả Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân, Nguyễn Quang Việt (2004) [8] thì đối với 10 loại rừng trồng có chu kỳ kinh doanh từ 8 đến 60 năm là : Bạch đàn urophylla, Bạch đàn Camal durnensis, Bồ đề, keo lá tràm, keo tai tượng, quế, tếch, thong 3 lá, thông nhựa, thông đuôi ngựa có năng lực hấp thu CO2 và tích chứa trong rừng theo chu kỳ kinh doanh, sau khi khai thác nếu không đốt mà chế tạo thành đồ mộc hay làm nhà thì thời gian lưu chứa còn lâu hơn nữa.

 Biểu 4. Tính toán lượng CO2 hấp thụ, O2 phát thải của rừng trồng 10 loài cây trồng phổ biến, và ước giá CO2,(theo Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân, 2004)

 

 TT

 

 

Loài cây

 

Cấp đất

 

 

Tuổi

 

Tổng

M cây

 

Tỷ trọng

Tính toán

Giá trị C02 4USD

x tấn

Biomass

tấn khô/ha

 

CO2

tấn

 

O2

tấn

1

Bạch đàn Urophylla

II

8

154.266

0.62

131.38

214.15

155.68

856.58

2

Bạch đàn Camal

II

8

128.138

0.538

102.61

167.26

121.60

669.04

3

Bồ đề

II

8

201.256

0.413

114.17

186.10

135.29

744.40

4

Keo lá tràm

II

8

113.4

0.56

87.26

142.24

103.40

568.94

5

Keo tai tượng

II

8

142.588

0.586

114.77

187.08

136.01

748.32

6

Quế

II

15

108.0

0.48

71.21

116.07

84.38

464.27

7

Tếch

II

30

379.5

0.7

364.89

594.77

423.40

2,379.10

8

Thông 3 lá

III

60

797.4

0.71

777.71

1267.66

921.58

5,070.66

9

Thông nhựa

II

30

171.411

0.9

211.91

345.41

251.11

1,381.62

10 Thông mã vĩ

II

20

316.023

0.64

277.82

452.84

329.21

1,811.37

  III. Cơ hội và thách thức

 3.1 Tóm tắt quan hệ giữa QLRBV và REDD

 Như trên đã trình bày, trong chiến lược phát triển lâm nghiệp  2006-2020

Chương trình 1: QLRBV đã có mục tiêu, thời hạn và nằm trong kế hoạch nhà nước, song 3 nội dung của nó là ổn định lâm phận diện tích, nâng cao và sử dụng bền vững sản lượng, năng suất lâm sản, chống thay đổi sử dụng đất và rừng, là trùng hợp một phần hoặc toàn bộ với nội dung hoạt động REDD/LULUCF.

Nếu có cơ chế phối hợp tốt, chắc chắn chúng sẽ hỗ trợ lẫn nhau về nội dung hoạt động và sử dụng kết quả. Vậy thế nào là cơ chế phối hợp tốt ?

 3.2  Mô hình tiềm năng

Trước hết chúng chung các đối tượng tác động và đầu vào là: đất và rừng, diện tích xác định, trữ lượng và chất lượng rừng, chi phí của từng bên, sử dụng kết quả/đầu ra của hoạt động. Thứ hai là một bên hoạt động thì cả hai bên có thể sử dụng kết quả, trong khi cả hai bên đều cùng có năng lực nguồn lực, kinh nghiệm hoạt động, lại có sự điều tiết điều phối từ chính phủ, Bộ NN-PTNT. Đó chính là mô hình tiềm năng cho sự phối hợp.

 3.3  Quá trình xã hội hóa ngành lâm nghiệp.  Trong thời kỳ đổi mới có thể đánh dấu bằng chương trình 327 đã huy động được mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Ngày nay chính sách lâm nghiệp cộng đồng rất có triển vọng đáp ứng cho QLRBV ở vùng sâu vùng xa, cũng sẽ đảm bảo cho REDD có hiện trường nghiên cứu tính toán năng lực hấp thụ, cũng như nhiều chính sách sử dụng đất thông thoáng cần được áp dụng., chính sách thừa nhận nhiều hình thái cộng đồng, va thị trường hoà mọi thu hoạch của nông dân.

 Đối tượng chủ rừng là các thành phần kinh tế khác nhau, loại rừng lại cũng là đối tượng tác động khác nhau kể cả hệ thống tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Đó là các nghiên cứu điểm để phổi hợp cho kết quả .

 3.4  Lợi ích tiềm năng .  Để đẩy mạnh  QLRBV cần chi phí để chủ rừng đạt mức tiêu chuẩn của FSC đã được thử nghiệm và đúc rút thành quy trình thực hiện, chi phí cấp chứng chỉ tùy theo quy mô quản lý, trung bình từ 2-4 USD/ha rừng quản lý nếu đơn vị quản lý rừng là 10.000 ha hay nhỏ hơn đến 1000ha.

 Lợi ích bán lâm sản khi có chứng chỉ QLRBV thì mọi thị trường trên thế giới và mọi chủ rừng đều đã được biết hoặc kinh nghiệm chính bản thân mình. Biểu 4 đã tính toán thử thu nhập bằng tiến của mỗi sản phẩm hấp thụ Carbonic 10 loại rừng trồng phổ biến, rừng tự nhiên không có chu kỳ trồng và chặt sẽ tính khối lượng hấp thụ carbonic theo sản lượng khai thác mỗi lần chặt . Các chinh sách về nhân dân tham gia bảo tồn ĐSSHẩc trong rừng sản xuất cũng cần được xem xét

 3.5   Các khả năng rò rỉ, rủi ro có thể xảy ra (cho cả hai hệ thống)

Đó là các điều kiện bất lợi giả định mà chúng ta thường thấy khi xây dựng một dự án hay chương trình dài hạn của QLRBV đã đề xuất, thẩm định, đó là khả năng đầu tư, chính sách chưa đáp ứng, thiếu kinh nghiệm, thiên tai bất khả kháng, trong đó tốc độ thay đổi khí hậu đã thấy mạnh hơn, rõ hơn, biến động thị trường v.v…mà giải quyết được nơi này thì lại chuyển sang nơi khác.

 IV Kết luận:

 Báo cáo này lần đầu tiên trình bày ý tưởng về cơ hội và thách thức trong việc tính toán hiệu quả giảm phát thải của một hoạt động đã bắt đầu và đang tiến hành (QLRBV-CCR) và một hoạt động đang có tiềm năng và có nhu cầu bức thiết để chống lại hoặc giảm nhẹ tác động của quá trình biến đổi khí hậu.

Các ý tưởng đang còn ở mức độ nêu ra để thảo luận, bình luận vì vậy báo cáo cần được góp ý, phê phán để tìm ra khả năng và cách làm tốt nhất.