Xử lý nước thải và môi trường tại Việt Nam ta đã có thời điểm đạt mức độ duy trì và phát triển rất tốt. Hàng loạt những công trình xử lý nước thải lớn, trọng điểm trong nước được đẩy mạnh triển khai và khai thác. Tuy nhiên, những nỗ lực đầu tư từ phía khối nhà nước và các cơ quan chuyên trách là chưa thấm vào đâu. Tính tới tháng 6 năm 2016, gần nửa năm qua chúng ta đã nhận được nhiều những tin không vui về những sai phạm lớn của nhiều công ty, đơn vị … Gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.
Giải quyết bài toán đầu tư tăng trưởng và môi trường.
Khi mà ngành kinh tế môi trường, dịch vụ môi trường tại Việt Nam đang được hứa hẹn là một thị trường tiềm năng thì ở mặt khác, nhiều chuyên gia kinh tế, môi trường cho rằng quy định và việc giám sát xử lý nước thải của Việt Nam hiện còn thiếu chặt chẽ, khiến doanh nghiệp có thể “lách” luật. Trong khi đó, cùng với việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, dòng vốn đầu tư nước ngoài tới đây sẽ tăng lên, nhiều ngành nguy cơ ô nhiễm cao như dệt nhuộm, giấy, sắt thép… sẽ tăng tốc vào Việt Nam. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng thừa nhận: Trong thực hiện các hiệp định thương mại tự do tới đây, không loại trừ có sự dịch chuyển đầu tư những ngành có nguy cơ ô nhiễm cao vào Việt Nam. Quan điểm của Chính phủ là thu hút đầu tư phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Các dự án đầu tư, dù ở bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, dù thuộc danh mục khuyến khích đầu tư cũng phải chấp hành nghiêm các quy định về đầu tư, về bảo vệ môi trường.
Chính phủ kiên quyết không cấp phép các dự án không đáp ứng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường” Những dự án đã cấp phép nhất thiết phải dành một lượng vốn nhất định để đầu tư vào hệ thống xử lý vấn đề môi trường đúng theo quy chuẩn, không có sự châm trước ngay từ khi cấp phép. Kiên quyết không đánh đổi môi trường cho tăng trưởng là chủ trương được hầu hết mọi người tán thành, đồng ý.
Tồn tại những kẽ hở về an toàn môi trường tại Việt Nam
Bệnh viện xả thải vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần, nhà máy xử lý nước thải hàng chục tỉ đồng quên lắp máy phân tích, công tác xử lý nước thải và môi trường tại Quảng Trị chưa được đảm bảo, hay tại Đà Nẵng nhiều lò mổ dù bị phạt hàng trăm triệu vẫn lén lút xả thải khiến dân kêu trời … đã phần nào cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp, của cá cá nhân đơn vị trong sự nghiệp phát triển môi trường bền vững lớn như thế nào.
Như tin đã đưa về hiện tượng nước thải bệnh viện Ung bướu Nghệ An bị thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn nhiều lần cho phép trong nhiều năm.
Rác thải bệnh viện, nước thải bệnh viện được coi là đặc biệt nguy hại, gây ô nhiễm môi trường lớn nếu không được xử lý triệt để. Rác thải y tế tại bệnh viện Ung Bướu cũng được cho là chưa thể đảm bảo theo quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam. Tại bãi tập kết rác của bệnh viện, rác thải được thu gom một cách tạm bợ, để ngay ngoài sân gần lối đi, không được bỏ vào thùng đúng qui định. Rác thải y tế như chai, lọ, ống bơm kim tiêm, bông băng dính máu, găng tay y tế… được thu gom cùng rác thải sinh hoạt. Còn người dân xung quanh, họ phải chung sống chung với nước thải y tế bệnh viện xả trực tiếp ra kênh nhiều năm qua. Lúc xả nước tại kênh nổi bọt trắng đục và bốc mùi nồng nặc lan tỏa ra cả khu phố. Theo kết quả quan trắc gần nhất (tháng 3/2015) của Trung tâm quan trắc và tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An, trong 15 chỉ tiêu chất thải ra môi trường, có 6 chỉ tiêu vượt hàng chục lần ở bệnh viện này. Cụ thể, chỉ tiêu BOD vượt 14,2 lần; COD vượt 11,52 lần; Sunfuna vượt 12,87 lần; Amoni 14 lần; Photphat 10,46 lần; Coliforms 22 lần.
Nhà máy xử lý nước thải y tế của bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã xuống cấp nghiêm trọng. Nước đã qua xử lý vẫn vượt mức an toàn cho phép thải ra môi trường hàng chục lần cho phép. Báo cáo của bệnh viện cũng thừa nhận, hệ thống cơ sở vật chất cũ kỹ, hoen gỉ, bể điều hòa được xây chìm, bể không có hệ thống lược rác thô cũng như lược rác tinh. Hệ thống thoát khí của bể bị nứt vỡ nhiều đoạn.
Bài viết môi trường có thể bạn quan tâm :
- Chủ đề nóng về xử lý nước thải bệnh viện và rác thải y tế tại một số địa phương
- Tại sao ngày càng có nhiều sai phạm về bảo vệ môi trường?
- Một số những vụ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng 2016
Nhiều thiết bị phình biến dạng, bong gẫy. Đệm vi sinh đã mục hỏng hoàn toàn, vi sinh bản địa phần lớn đã chết, dẫn đến xử lý bằng vi sinh vật của hệ thống không đạt tiêu chuẩn. Lý giải cho vấn đề xuống cấp của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện và thiếu sót trong quy trình xử lý rác thải này phần lớn là vấn đề về kinh phí, cụ thể – Ông Nguyễn Công Khánh, khoa Nhiễm khuẩn kiêm phụ trách kiểm tra xử lý rác thải bệnh viện Ung bướu thừa nhận, việc xả thải ra kênh Cửa Bắc dù biết sẽ gây ô nhiễm ra môi trường, nguy cơ lây nhiễm bệnh nhưng bệnh viện không có giải pháp nào khác trong khi chờ sự đầu tư dự án để làm mới nhà máy xử lý. Phó giám đốc bệnh viện Phạm Vĩnh Hùng cho biết, đã nhiều lần gửi báo cáo về tình trạng xuống cấp của nhà máy xử lý nước thải. UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt phương án nâng cấp nhưng chưa được thực hiện.
Nhà máy xử lý nước thải hàng chục tỉ đồng quên không lắm máy phân tích.
Một hiện tượng khá hài hước nhưng thực tế đã diễn ra tại Cụm công nghiệp Ngọc Liệp cụ thể là tổ vận hành nhà máy nước thải lôi ra cho phóng viên một thiết bị mới tinh (máy phân tích đầu ra) vẫn nằm nguyên trong hộp và lúng túng không biết làm thế nào để lắp vào hệ thống xử lý nước thải. Đây có thể là bất cập và có lẽ là hiếm hoi đối với một nhà máy xử lý nước thải.
Hoàn thành và đưa vào hoạt động 28.4.2016 với tổng vốn đầu tư là 13 tỉ đồng. Sau khi đi vào hoạt động, nhà máy có nhiệm vụ thu gom nước thải và nước sinh hoạt từ các nhà máy trong cụm công nghiệp về xử lý với công suất hoạt động là 1.000m3/ngày đêm, đây là một nhà máy xử lý nước thải công nghiệp được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết vấn đề lớn về nước thải tại khu vực này. Mặc dù đã đi vào họat động được 3 tháng, nhưng 9/19 nhà máy đang hoạt động tại đây vẫn chưa chịu đấu nối vào nhà máy xử lý nước thải tập trung mà chọn cách xả thẳng ra bên ngoài. Khi phóng viên nghi ngại về chất lượng đầu ra của nước thải sau khi được xử lý thì sự việc trớ trêu kia xảy ra. ông Nguyễn Văn Tuyển – Tổ trưởng tổ vận hành – trước những nghi vấn cửa phóng viên đã miễn cưỡng đưa họ lên phòng vận hành. Tại đây, ông Tuyển lúng túng lôi ra một thiết bị mới tinh, vẫn nằm nguyên trong hộp và cho biết, đó chính là máy phân tích.
Giải thích cho sự ô nhiễm môi trường tại Kênh thường Lạc theo phó giám đốc nhà máy xử lý nước thải kể trên đưa ra là hệ thống xử lý nước thải tập trung mới đi vào hoạt động từ tháng 4.2016, do vậy có thể nguyên nhân là do tồn dư xả thải từ trước. Thực tế khối lượng xả thải bao nhiêu thì bên trung tâm không nắm được, chỉ nắm bắt được từ báo cáo đăng ký của doanh nghiệp.
Trách nhiệm sự chưa nhất quán trong cách làm việc của nhà máy xử lý nước thải này cũng là một trong số những nguyên nhân khiến công tác xử lý nước thải tại Việt Nam ta chưa hướng tới được sự chuyên nghiệp.
Trên chỉ là 2 trong số những câu chuyện nhỏ về lỗi và những sai phạm mắc phải tại một số đơn vị. Còn khá nhiều những vấn đề khác, sẽ cập nhật dần trong những bản tin tức môi trường tiếp theo.
Nguồn: moitruongperso.com