Công ty được thành lập dựa trên nền tảng và nguồn nhân lực của nhóm nghiên cứu miền núi thuộc của trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và Môi trường, đại học Quốc gia Hà Nội trước đây, nay là Viện tài nguyên và Môi trường, với bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu sinh thái nhân văn và nghiên cứu về xu hướng phát triển Miền núi phía Bắc Việt Nam.
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHÊ, CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Technology Human and Natrure Joint Stock Company
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: TECHN.JSC
Địa chỉ: Số 54A Ngõ 110 Phố Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0989.119.036; Email: thngroup.jsc@gmail.com
Được thành lập vào ngày 23/5/2017; Mã số doanh nghiệp: 0107856756
Số tài khoản: 567676788; tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi nhánh Thăng Long, Tp. Hà Nội.
Mục đích:
Thúc đẩy và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, ứng dụng và chuyển giao các kết quả và giải pháp khoa học công nghệ để bảo vệ sức khỏe, đời sống con người, bảo tồn các nguồn gen đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nhóm đối tượng bảo vệ là nhóm cộng đồng miền núi dễ bị tổn thương và tài nguyên rừng đang bị áp lực suy thái và cạn kiệt.
Tầm nhìn
Với tầm nhìn trở thành một doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh về nghiên cứu và chuyên giao công nghệ, kinh doanh các thiết bị công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và liên kết con người với thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe, đời sống con người, cải thiện sinh kế và phát triển kinh tế cho những cộng đồng dễ bị tổn thương.
Chức năng
Công ty Cổ phần Công nghệ, Con người và Thiên nhiên là đơn vị có chức năng Nghiên cứu khoa học, tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tư vấn các dịch vụ nghiên cứu khoa học, kinh doanh các loại thiết bị công nghệ xử lý để bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Các lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu, tư vấn dịch vụ các vấn đề nghiên cứu khoa học xã hội và tự nhiên
- Tham gia xây dựng các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật về công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
- Tư vấn xây dựng cơ sở dữ nghiên cứu xã hội và tự nhiên cho các cấp địa phương.
- Tư vấn xây dựng quy hoạch môi trường, xây dựng báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường.
Tư vấn đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại doanh nghiệp, các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng nông thôn, khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước;
- Hợp tác với cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các chương trình dự án về chuyển giao các động khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường.
- Tư vấn điều tra, đánh giá, quy hoạch về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
- Tư vấn kỹ thuật, phục hồi sinh thái cảnh quan, nghiên cứu lập danh mục, giải pháp bảo vệ các loài động vật – thực vật ở vùng, khu vực có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tư vấn kĩ thuật xử lý môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường: nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
- Tư vấn kĩ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu, phát triển nguồn năng lượng mới.
Kinh nghiệm
Nhận thấy tầm quan trọng của hướng nghiên cứu về miền núi và các lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu sinh thái nhân văn, năm 1992, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã quyết định chính thức thành lập Tổ Công tác Miền núi (UWG). Sau khi thành lập, Tổ Công tác Miền núi đã tập trung vào các nghiên cứu sinh thái nhân văn và xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đến năm 1994, Tổ Công tác Miền núi đã mở rộng hợp tác với các trường đại học như Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Nông nghiệp I, Đại học Vinh và Đại học Nông Lâm Huế thành Mạng lưới Công tác Miền núi (UWN). Mạng lưới công tác miền núi đã tiến hành một loạt nghiên cứu toàn diện trên khắp vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
Có thể kể đến các chương trình nghiên cứu dài hạn do Tổ công tác tiến hành từ 1994-2001:
Chương trình nghiên cứu “Tác động của cải cách kinh tế lên phục hồi sinh thái ở trung du miền Bắc Việt Nam” tại 3 huyện Thanh Hòa, Đoan Hùng và Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú (cũ): Nghiên cứu này thực hiện trong khuôn khổ hợp tác với Mạng lưới SUAN. Sản phẩm chương trình nghiên cứu này được Trung tâm Đông – Tây (Honolulu, Hoa Kỳ) xuất bản bằng tiếng Anh “Red Book, Green Hills: The Impact of Economic Reform on Restoration Ecology in the Midlands of Northern Vietnam”. Các hoạt động khác được thể hiện trong các ấn phẩm như: Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Bình Trị Thiên, 1996; Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững miền núi Tây Nam Nghệ An, 1997; Sử dụng GIS và viễn thám trong đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, miền núi phía Bắc Việt Nam dưới quan điểm sinh thái và phát triển bền vững của người dân địa phương, 1995-1996; và Tác động của cải cách kinh tế lên thực tiễn sử dụng đất của nông dân trong ba bản người Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, 1997-1999.
Chương trình “Nghiên cứu những xu hướng phát triển ở vùng núi phía Bắc Việt Nam”: Đây là nghiên cứu tư vấn cho Bộ Nông nghiệp, được tiến hành theo hợp đồng với Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Điển (SIDA). Tổ Công tác Miền núi đã phối hợp với Chương trình Môi trường của Trung tâm Đông – Tây tiến hành nghiên cứu này. Mục đích của nghiên cứu này là tạo ra sự hiểu biết tốt hơn về quá trình phát triển ở vùng núi rộng lớn phía Bắc Việt Nam, nhằm phân tích các yếu tố và cơ chế ở các cấp độ khác nhau từ hộ gia đình đến quốc gia đã ảnh hưởng tới việc quản lý tài nguyên như thế nào; đặc biệt là nhằm cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về các động thái phát triển của các cộng đồng dân tộc vùng núi ở 5 tỉnh có chương trình hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam – Thụy Điển (FCP): Vĩnh Phú (cũ), Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang và Hà Giang. Sản phẩm của nghiên cứu này là cuốn sách “Development Trends in Vietnam’s Northern Mountain Region: An Overview and Analysis” do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành vào năm 1997.
Chương trình nghiên cứu “Quan trắc xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam” (Project on Monitoring Development Trends in Vietnam’s Mountain Region): Nghiên cứu này do Tổ Công tác Miền núi thực hiện theo thỏa thuận giữa Chương trình phát triển Nông thôn Miền núi Việt Nam – Thụy Điển (MRDP) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Thụy Điển (SIDA), với sự cố vấn kỹ thuật của Trung tâm Đông – Tây. Mục đích của nghiên cứu này là thu thập số liệu về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường ở các cộng đồng mẫu được lựa chọn, đặc trưng cho sự đa dạng sinh thái nhân văn của vùng núi phía Bắc Việt Nam. Những số liệu này được thu thập và xây dựng, làm cơ sở cho việc theo dõi sự thay đổi của các cộng đồng trong tương lai, nhờ đó có thể kiếm soát được những xu hướng phát triển trong nhiều năm tiếp theo. Đây là nghiên cứu mang tính chiến lược với dụng ý để hiểu biết hơn về tình hình phát triển chung ở vùng núi phía Bắc. Sản phẩm của nghiên cứu này là hai cuốn sách: “Vùng núi phía Bắc Việt Nam, một số vấn đề về môi trường và kinh tế-xã hội” và “Bright Peaks, Dark Valleys: A Comparative of Environmental and Social Conditions and Development Trends in Five Communities in Vietnam’s Northern Mountain Region” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2001.
Ngoài ra trước đây Tổ Công tác Miền núi cũng đã góp phần chung với Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực hiện đề tài “Xây dựng các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao ở vùng trung du Việt Nam “ trong Chương trình cấp Nhà nước mã số 52-Đ, giai đoạn 1985-1990, kế thừa đề tài cùng tên giai đoạn 1980-1985, thuộc Chương trình cấp Nhà nước 52-02 “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường“.
Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực sự phát triển bắt đầu từ năm 1990, trong sự hợp tác với “Mạng lưới Nghiên cứu Hệ sinh thái Nông nghiệp các trường Đại học Đông Nam á – SUAN (Southeast Asian Universities Agroecosystem Network), Trung tâm Đông-Tây (EWC) và Đại học Berkeley Hoa Kỳ. Lý thuyết sinh thái nhân văn được đưa vào áp dụng cho các nghiên cứu miền núi, bắt đầu từ Hội thảo Khoa học “Nhận thức về sinh thái nhân văn” và nghiên cứu phối hợp giữa Trung tâm với các tổ chức nói trên tại 3 huyện Thanh Hòa, Đoan Hùng và Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú cũ. Sản phẩm của nghiên cứu đầu tiên này đã được xuất bản bằng hai thứ tiếng “Hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền Bắc Việt Nam” (Agroecosystems of the Midlands of Northern Vietnam. A Report on a Preliminary Human Ecology Field Study of Three Districts in Vinh Phu Province) do Lê Trọng Cúc, Tery Rambo và K. Gillogly đồng biên tập, năm 1990 (Occational Papers of the East-West Environmental and Policy Institute, Paper No. 12). Từ đó đến nay nhiều nghiên cứu và hội thảo khoa học, tập huấn về phát triển bền vững miền núi trên cơ sở lý thuyết sinh thái nhân văn đã được thực hiện và nhiều ấn phẩm đã được công bố.
1992-1993: Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng lúa nước đồng bằng sông Hồng Việt Nam (Research on the Human Ecology of a Wet Rice-Growing Village in the Red River Delta of Vietnam), hợp tác với SUAN “The Southeast Asian University Agroecosystems Network”. Kết quả nghiên cứu đã cho ra ấn phẩm – sách “Too Many People Too Litle Land: The Human Ecology of a Wet Rice-Growing Village in the Red River Delta of Vietnam” (Edit. Le Trong Cuc and Terry Rambo). Program on Environment Occational Paper No. 15. Honolulu: East-West Center, 1993, 207pp.
1994-1995: Nghiên cứu tác động cải cách kinh tế lên phục hồi sinh thái ở trung du miền Bắc Việt Nam (Research on the Impact of Economic Reform on Restoration Ecology in the Midlands of Northern Vietnam), hợp tác với SUAN “The Southeast Asian University Agroecosystems Network”. Sản phẩm – sách “Red Book, Green Hills, the Impact of Economic Reform on Restoration Ecology in the Midlands of Northern Vietnam. East-West Center, Honolulu Hawaii, 1996. 127pp.
1996-1997: Nghiên cứu xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam (Research on Development Trends in Vietnam’s Northern Mountain Region), hợp tác với Trung tâm Đông-Tây (EWC). Sản phẩm – sách “Development Trends in Vietnam’s Northern Mountain Region“. An Overview and Analysis. National Political Publishing House, Hanoi. Vol. I, II. 340pp.
1998-2001: Quan trắc xu hướng phát triển vùng núi phía Bắc Vệt Nam (Project on Monitoring Development Trends in Vietnam’s Northern Mountain Region), hợp tác với Trung tâm Đông-Tây (EWC). Sản phẩm – sách “Bright Peaks, Dark Valleys, a Comporative of Environmental and Social Conditions and Development Trends in Five Communitties in Vietnam’s Northern Mountain Region”. The National Political Publishing House, Hanoi, 2001, 309pp.
2002: Tổng kết 10 năm nghiên cứu vùng núi Việt Nam với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học và quản lý danh tiếng thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Sản phẩm – sách “Phát triển bền vững miền núi Việt Nam, 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra“. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 607 trang.
Các nghiên cứu khác: Nghiên cứu sinh thái nhân văn hệ sinh thái nương rẫy tổng hợp bản Tát, Hòa Bình (1993); Những vấn đề sinh thái nhân văn ở Việt Nam (1994); Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Bình-Trị-Thiên (1996); Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững miền núi Tây Nam Nghệ An (1997); Những khó khăn trong phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam (1999); và Nghiên cứu phát triển bền vững vùng núi khu vực miền Trung Việt Nam (2000).
Ngoài ra, Tổ Công tác Miền núi còn thực hiện các đề tài với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế:
- 1993-1995: Đa dạng sinh học và phát triển bền vững nông nghiệp nương rẫy miền Bắc Việt Nam (Biodiversity and Sustainable Development of Swidden Agriculture in Northern Vietnam), do IDRC tài trợ.
- 1994-1995: Hỗ trợ cho các hoạt động của Trung tâm và Nhóm Công tác Miền núi quốc gia mới (Support for the Center’s activities and for a New National Upland Working Group) do Quỹ Ford tài trợ.
- 1994-1998: Đề tài Phát triển liên kết cộng đồng cho môi trường Vườn Quốc gia Ba Vì (Integrated Community Development Project for the Environment of Bavi National Park), phối hợp với AREA (Ôxtrâylia).
- 1995-1996: Nông lâm kết hợp ở huyện Thanh Chương và Anh Sơn, tỉnh Nghệ An (Agroforestry in Thanh Chuong and Anh Son Districts, Nghe An Province), do Oxfam Hoa Kỳ tài trợ.
- 1996-1998: Hỗ trợ cho nghiên cứu và đào tạo ở miền núi và chương trình phát triển cộng đồng (Support for research and Training in Upland and Community Development Program Vietnam), do Quỹ Ford tài trợ.
Giai đoạn từ năm 2002 cho đến nay.
Giai đoạn này do quy định của nhà nước và tuổi tác Giáo sư Cúc đã nghỉ quản lý và tham gia vào công tác chuyên môn. tổ công tác miền núi vẫn phát triển mạnh mẽ nghiên cứu về Miền núi
Cuối năm 2002, Tổ Công tác Miền núi đã tập hợp các nghiên cứu của nhóm, cùng với sự đóng góp của hơn 30 nhà khoa học và quản lý thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường trong cuốn “Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra” do Nhà Xuất bản Nông nghiệp phát hành.
Năm 2003 nhóm đã thực hiện một dự án có tính xã hội cao đó là dự án Xây dựng Mạng lưới quản lý và Phát triển bền vững tài nguyên miền núi do ThS. Phạm Tường Vi chủ trì. sau 3 năm thực hiện dự án đã thành lập được một hệ thống mạng lưới các thành viên tham gia vào bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả.
Sau đó là thời kỳ các nghiên cứu về miền núi “chuyển vùng” vào miền Trung, mặc dù vẫn có một số nghiên cứu thực hiện tại vùng núi phía Bắc. Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu miền núi chuyển sang hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào các hoạt động phát triển tại chỗ, như nâng cao năng lực quản lý và bảo tồn của khu bảo tồn thiên nhiên, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương nhằm phục hồi hệ sinh thái và sử dụng đất rừng và các vùng đất bị suy thoái do chất độc trong chiến tranh. Chương trình “Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững tài nguyên miền núi” tại các vùng chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học tại miền Trung Việt Nam là chương trình dài hạn do Quỹ Ford tài trợ.
Các công trình và những hoạt động trên đã được sự cố gắng nỗ lực của các giáo sư đầu ngành về sinh thái nhân văn như GS Lê Trọng Cúc, Nguyên là giám đốc CRES, GS Trần Đức Viên nguyên là giám đốc Học Viện nông nghiệp Việt Nam, và các thế hệ kế cận như TS Nghiêm Phương Tuyến, TS. Lê Thị Vân Huệ, ThS. Phạm Tường Vi, TS Đào Minh Trường, TS Phan Anh Đào, ThS. Lê Trọng Toán và một số các học trò ưu tú của GS Cúc như TS. Trần Chí Trung hiện nay sắp tốt nghiệp TS ở Australia sắp trở về Việt Nam.
Nguồn lực hiện tại kế cận của Công ty là những đối tác và những cán bộ trước đây đã tham gia nhóm nghiên cứu Miền núi thuộc trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, phần lớn là các học sinh của GS. Lê Trọng Cúc là những học trò ưu tú và tâm huyết với chuyên ngành sinh thái Nhân văn đến từ các trung tâm, Viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức khác. Có thể nêu ra một số tổ chức sau: Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, nay là Viện Tài nguyên và môi trường, đại học Quốc gia Hà Nội, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, trường Đại học Khoa học tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. trường đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh và một số trường đại học ở nước ngoài như đã nêu trên.
Trong tương lai hy vọng rằng công ty sẽ ngày càng phát triển, thực hiện được nhiều công trình khoa học có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tươi xanh và làm cho cuộc con người ngày càng tốt đẹp hơn.