BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC, GIẢI PHÁP

Nhiệt độ trung bình toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000

GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ

Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố tháng năm 2007 nhận định rằng:

Sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa từng có và rất rõ ràng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độ không khí và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu.

– Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 – 2005) là 0,74oC, lớn hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901 – 2000, trong đó riêng ở Bắc cực nhiệt độ đã tăng 1,5oC, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu.

– Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13oC/thập kỷ, gấp gần 2 lần xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua. Nhiệt độ tăng tổng cộng từ 1850 – 1899 đến 2001 – 2005 là 0,76oC (0,58 – 0,95oC).

  •  11/12 năm gần đây (1995 – 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi số liệu quan trắc bằng máy kể từ 1850.
  • Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 – 2003 và với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 10 năm 1993 – 2003. Tổng cộng, mực nước biển dâng quan trắc được là 0,31m ( 0,07)/100 năm gần đây.
  • Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp với tỷ lệ trung bình 2,7%/1 thập kỷ. Riêng trong mùa hè là 7,4%/1 thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở bán cầu Bắc đã giảm 7% kể từ 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15%.
  • Các báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về BĐKH họp ở Brucxen (Bỉ) vừa qua cho biết, trung bình mỗi năm, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) bị giảm 7% khối lượng và 50 – 60m độ cao, uy hiếp nguồn nước của các sông lớn ở Trung Quốc. Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm diện tích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131km2, chu vi vùng băng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100
  • 150m, có nơi tới 350m. Tất cả đang làm cạn kiệt hồ nước Thanh Hải – 1 hồ lớn nhất Trung Quốc, đe dọa hồ sẽ bị biến mất trong vòng 200 năm tới. Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn một nửa vào năm 2090, đe dọa hệ thống đường sắt trên cao nguyên.
  • Ở Bắc cực, khối băng có độ dày khoảng 3km đang mỏng dần và đã mỏng đi 66cm. Ở Nam cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và những núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp. Ở Greenland, những lớp băng vĩnh cửu tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), nhiệt độ trung bình những năm gần đây đã tăng 1,50C so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và diện tích lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, lớp băng hàng năm thường dày 1,2m nay chỉ còn 0,3m.

Xem tiếp