Tín chỉ carbon từ góc nhìn thế giới

Năm 2005, Liên minh châu Âu (EU) là khu vực tiên phong với Hệ thống giao dịch phát thải khí nhà kính (EU ETS). Hiện tại, hệ thống đang nhắm tới nhóm ngành sản xuất điện và nhiệt, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Năm 2013, Nhật Bản triển khai Chương trình tín chỉ J- Credit, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tham gia giao dịch tín chỉ carbon. Năm 2023, Nhật Bản chính thức giao dịch tín chỉ carbon qua Sở Chứng khoán Tokyo.

Năm 2013, Bang California (Hoa Kỳ) cũng đã triển khai chương trình giao dịch phát thải, mở rộng phạm vi áp dụng từ sản xuất điện công nghiệp nặng sang lĩnh vực giao thông. Năm 2015, Hàn Quốc là quốc gia tiên phong ở Đông Á với hệ thống K-ETS.

Năm 2021, Trung Quốc chính thức vận hành thị trường carbon sau 10 năm thí điểm, trở thành thị trường lớn nhất thế giới với quy mô 4,5 tỷ tấn CO2 từ ngành điện. Việc giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính được thực hiện trên nền tảng giao dịch quốc gia chuyên dụng do Sàn giao dịch năng lượng và môi trường Thượng Hải quản lý.

Theo ghi nhận, trên thế giới đã có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, 27 quốc gia áp dụng thuế carbon và một số quốc gia áp dụng cả hai. Các quốc gia này xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon và đã thực hiện nhiều giao dịch, mang về nguôn thu lớn.

Có thế nhận thấy, không chỉ mang về lợi nhuận, phát triên thị trường carbon còn là một trong những giái pháp quan trọng giúp các quốc gia hướng tới phát triến nền carbon thấp, chú động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, nước ta vẫn đang tập trung: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon. Xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. – Các hoạt động trao đối hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chí carbon. Dự kiên năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *