Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

TƯ VẤN CÁC DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

A. Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

1. Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, gồm:

a) Cơ sở không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;

b) Cơ sở đã có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) nhưng không có giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;

Đọc Thêm :   Những điều cần biết về thủ tục môi trường

c) Cơ sở đã có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) nhưng không có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;

d) Cơ sở đã có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng không có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;

đ) Cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị (chuẩn bị mặt bằng), đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng chưa có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

2. Chủ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BTNMT và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem xét, xác nhận.

B. Quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản được thực hiện theo quy trình tại Phụ lục 18 kèm theo Thông tư01/2012/TT-BTNMT, gồm các bước sau đây:

1. Chủ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2012/TT-BTNMT lập và gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản quy định tại Điều 17 Thông tư 01/2012/TT-BTNMT đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xem xét hồ sơ. Trường hợp nội dung hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Phụ lục 19a, Phụ lục 19b kèm theo Thông tư 01/2012/TT-BTNMT thì có văn bản thông báo chủ cơ sở để hoàn thiện.

3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan thường trực đăng ký tiến hành xử lý hồ sơ. Trường hợp cần thiết, tiến hành kiểm tra thực tế tại cơ sở và lấy ý kiến của cơ quan, chuyên gia.

4. Cơ quan thường trực đăng ký tổng hợp, xử lý và thông báo kết quả xử lý cho chủ cơ sở (nếu có).

5. Chủ cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu được thông báo (nếu có).

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

7. Cơ quan thường trực đăng ký chứng thực và gửi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã xác nhận.

C. Lập, gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Chủ cơ sở thuộc đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có trách nhiệm:

1. Lập hoặc thuê tư vấn lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản. Cấu trúc và nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản được quy định như sau:

a) Đối với cơ sở thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư mà có tính chất quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Phụ lục 19a kèm theo Thông tư này;

b) Đối với cơ sở không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện theo quy định tại Phụ lục 19b kèm theo Thông tư 01/2012/TT-BTNMT.

2. Gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở; trường hợp cơ sở nằm trên địa bàn của từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, chủ cơ sở tự lựa chọn một (01) trong số đơn vị hành chính cấp huyện đó để gửi hồ sơ đăng ký; hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Một (01) văn bản của chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 kèm theo Thông tư 01/2012/TT-BTNMT;

b) Năm (05) bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản được đóng quyển, có bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 kèm theo Thông tư01/2012/TT-BTNMT; trường hợp cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ cơ sở có trách nhiệm gửi bổ sung số lượng bản đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo yêu cầu.

Đọc Thêm :   CÁC VĂN BẢN LUẬT HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

D. Thẩm quyền, thời hạn xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; cơ quan thường trực đăng ký

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản và xem xét, cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho chủ cơ sở (sau đây gọi là giấy xác nhận).

2. Thời hạn cấp giấy xác nhận:

a) Tối đa ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở nằm trên địa bàn của từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;

b) Tối đa hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở nằm trên địa bàn của một (01) đơn vị hành chính cấp huyện;

c) Thời hạn quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này không bao gồm thời gian mà chủ cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thường trực đăng ký trong quá trình xem xét hồ sơ.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của mình để giúp và làm thường trực trong việc tổ chức đăng ký, xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là cơ quan thường trực đăng ký).

E. Xem xét, hoàn chỉnh hồ sơ, cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; lập và đăng ký lại đề án bảo vệ môi trường đơn giản

1. Kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực đăng ký có văn bản thông báo cho chủ cơ sở biết để hoàn chỉnh. Trường hợp hồ sơ đúng quy định, cơ quan thường trực đăng ký tổ chức xem xét, đánh giá, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Xem xét, đánh giá đề án bảo vệ môi trường đơn giản: Cơ quan thường trực đăng ký tổ chức xem xét, đánh giá đề án; trường hợp cần thiết, tổ chức đoàn kiểm tra đến khảo sát, kiểm tra thực tế tại cơ sở, mời chuyên gia viết nhận xét về đề án, xin ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan (trường hợp địa điểm của cơ sở có nằm trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp huyện khác) để đánh giá đề án; có văn bản thông báo cho chủ cơ sở biết một trong hai (02) trường hợp sau đây (chỉ một lần duy nhất):

a) Đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải chỉnh sửa, bổ sung để được cấp giấy xác nhận đăng ký, kèm theo yêu cầu cụ thể về việc chỉnh sửa, bổ sung;

b) Đề án bảo vệ môi trường đơn giản không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đăng ký (nêu rõ lý do).

3. Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản không phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc đã được chủ cơ sở chỉnh sửa bổ sung theo đúng yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 kèm theo Thông tư 01/2012/TT-BTNMT.

4. Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản không đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đăng ký, chủ cơ sở có trách nhiệm lập lại đề án bảo vệ môi trường đơn giản và gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để đăng ký lại theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Thông tư 01/2012/TT-BTNMT.

F. Chứng thực và gửi đề án bảo vệ môi trường đơn giản

1. Sau khi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được đăng ký, cơ quan thường trực đăng ký chứng thực vào mặt sau của trang phụ bìa của đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo mẫu quy định tại Phụ lục 10b kèm theo Thông tư 01/2012/TT-BTNMT.

2. Cơ quan thường trực đăng ký có trách nhiệm gửi và lưu đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã chứng thực theo yêu cầu như sau:

a) Trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trên địa bàn của một (01) đơn vị hành chính cấp huyện: Gửi giấy xác nhận đăng ký kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã chứng thực cho chủ cơ sở một (01) bản, Sở Tài nguyên và Môi trường một (01) bản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm của cơ sở một (01) bản, lưu một (01) bản;

b) Trường hợp địa điểm của cơ sở nằm trên địa bàn của từ hai (02) đơn vị hành chính cấp huyện trở lên: Ngoài việc gửi và lưu như quy định tại điểm a khoản này, còn phải gửi giấy xác nhận đăng ký kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã chứng thực cho Ủy ban nhân dân cấp huyện khác nơi có địa điểm của cơ sở mỗi nơi một (01) bản.

G. Trách nhiệm của chủ cơ sở sau khi đề án bảo vệ môi trường đơn giản được đăng ký

Sau khi đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được xác nhận, chủ cơ sở có trách nhiệm như sau:

1. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được đăng ký.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành, cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2012/TT-BTNMT có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ và các thay đổi khác có liên quan đến vấn đề môi trường mà phần nội dung cũ và phần nội dung thay đổi đó có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP thì chủ cơ sở phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường.

3. Trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành, cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2012/TT-BTNMT có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ và phải lập dự án đầu tư tương đương với đối tượng quy định tại mục a khoản 1 Điều 17 của Thông tư 01/2012/TT-BTNMT thì phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BTNMT.

4. Trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi công xây dựng, giai đoạn vận hành, cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ và các thay đổi khác có liên quan đến vấn đề môi trường nhưng chưa đến mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP phải có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện đã cấp giấy xác nhận đăng ký đề án và chỉ được thực

Đọc Thêm :   Lập kế hoạch bảo vệ môi trường nhanh, giá rẻ nhất

H. Đề cương chi tiết của Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Nội dung Đề án được trình bày theo quy định hướng dẫn tại Phụ lục 19a Thông tư số 01 /2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản; bao gồm các mục sau :

MỞ ĐẦU

Giới thiệu khái quát về cơ sở: Quyết định thành lập, địa điểm, tình trạng hiện tại,…

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ QUA CỦA CƠ SỞ

1.1. Tên của cơ sở

1.2. Chủ cơ sở

1.3. Vị trí địa lý của cơ sở

1.4. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở

1.5. Công nghệ sản xuất/vận hành của cơ sở

1.6. Máy móc, thiết bị

1.7. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

1.8. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua

Chương 2. MÔ TẢ CÁC NGUỒN CHẤT THẢI, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI CỦA CƠ SỞ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ

2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường

2.2. Nguồn chất thải lỏng

2.3. Nguồn chất thải khí

2.4. Nguồn chất thải nguy hại

2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

2.6. Các vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế – xã hội do cơ sở tạo ta không liên quan đến chất thải

Chương 3. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM

3.1. Kế hoạch quản lý chất thải

3.2. Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải

3.3. Kế hoạch ứng phó sự cố

3.4. Kế hoạch quan trắc môi trường

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

PHỤ LỤC

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *