Hiện trạng quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) ở Việt Nam

GS. Nguyễn Ngọc Lung

Viện Quản lý rừng bền vững

                                                                                         03-07-2007

  1.  Giới thiệu

Con người luôn luôn mong muốn sử dụng tối đa tiềm năng của rừng để phục vụ mọi lợi ích cho mình, lại muốn việc sử dụng tối đa đó ổn định và lâu dài. Khái niệm QLRBV chính là cách hiểu theo cả 2 ý nghĩa đó.

Có nhiều định nghĩa về QLRBV mà ta có thể sử dụng được, theo tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) thì :  ”QLRBV là quá trình quản lý những lâm phận ổn định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai mà rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội.”

Điều quan trọng nhất cần giải thích là vì sao QLRBV đã trở thành cao trào, được hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến và ìang loạt quốc gia đang phát triển có rừng cần QLBV, tự nguyện tham gia, mặc dù không ai bắt buộc. Đây là vấn đề nhận thức của quốc gia về bảo vệ rừng mà vẫn sử dụng tối đa các lợi ích từ rừng, nhận thức của chủ rừng về quyền xuất khẩu vào mọi thị trường thế giới và quyền bán lâm sản với giá cao.

Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người hiện tại được đánh giá liên quan trong nhiều công ước quốc tế (CITES-1973, RAMSA-1998, UNCED-1992, CBD-1994, UNFCCC-1994, UNCCD-1995), mà chính phủ ViệtNamđã ký kết..

 

Đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX, nhờ sáng kiến của những người sử dụng và kinh doanh gỗ về việc chỉ buôn bán sử dụng gỗ có nguồn gốc từ các khu rừng đã được QL bền vững, từ đó một loạt tổ chức QLRBV (gọi là các quá trình  hay process) đã ra đời và có phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới, và đề xuất tiêu chuẩn QLRBV với 6,7,8,10 triệu chỉ như :

–        MONTREALcho rừng tự nhiên (RTN) ôn đới,         gồm 7 tiêu chí,

–         ITTO cho rừng tự nhiên nhiệt đới ,                                —  7    —      ,

–         PAN-EUROPEAN cho RTN toàn châu Âu  (Helsinki) —  6    —      ,

–         AFRICAL TIMBER  ORGANIZATION INITIATIVE cho rừng châu Phi,

–         CIFOR cho rừng tự nhiên nói chung,                            —  8    —      ,

–         FSC cho mọi kiểu rừng  toàn thế giới                –10  nguyên tắc,

–     và v.v….

Trong số này, chứng chỉ của FSC có uy tín nhất và có phạm vi rộng toàn thế giới. Đặc biệt FSC có đối tương áp dụng cả cho cả rừng tự nhiên (RTN) và rừng trồng (RT), cả cho rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ .

Kết quả của quá trình đến nay, theo FSC Newsletter số 4 xuất bản ngày 04/06/2007, đã có 818 chứng chỉ QLRBV cấp cho diện tích  90.784.779 ha, và 5.646 chứng chỉ chuỗi hành trình (CoC) cấp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại 78 nước . Trong khi ở Việt Nam tới hết tháng 5/2007, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ chủ yếu là tư nhân tại các tỉnh Miền Nam đã được cấp 112 chứng chỉ CoC, nhưng chỉ mới 1 chứng chỉ FSC về QLR cho doanh nghiệp rừng trồng QPFL tại Quy Nhơn với 9.909 ha (ngày 15/03/2006), trong ASEAN thì sau: Malaasia, Indonesia, Philippines, Thailand, Cambodia, Lào.

Hợp tác  lâm nghiệp trong khối ASEAN  chủ yếu xoay quanh chủ đề QLRBV với 2 lý do, một là xu hướng mất rừng của các nước đang phát triển do áp lực dân số, lương thực, khai thác lậu, cháy rừng… , hai là bị thị trường thế giới từ chối dần việc nhập khẩu nếu đồ gỗ không có chứng chỉ QLRBV.

Tại Indonesia, một tổ chức phi chính phủ (NGO) là “Viện dán nhãn sinh thái Lambaga “ ,viết tắt là LEI ra đời vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước để và hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ rừng nâng cao năng lực QLRBV đến khi đạt chứng chỉ gỗ quốc tế.

Malaysia thành lập tổ chức NGO có tên ”Hội đồng chứng chỉ gỗ quốc gia (NTCC) nay đổi tên là ”Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia” (aC nay dEI) ra dMTCC) để đảm nhiệm chức năng này.  Malaysia đang chứng chỉ 2 bước (chứng chỉ quốc gia, và chứng chỉ quốc tế). Chứng chỉ quốc gia không có giá trị trên thị trường thế giới, nhưng là một mức đánh giá năng lực quản lý của chủ rừng.

Giống như“Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR” ở Việt Nam, LEI và MTCC là tổ chức NGO nhưng do chính phủ tài trợ và có sự đóng góp  thacua của các chủ rừng nên đã hoạt động  rất mạnh và hiệu quả hỗ trợ chứng chỉ rừng cho doanh nghiệp rất cao, hiện được coi là mẫu tốt nhất trong các nước thuộc khối ASEAN.

Chứng chỉ rừng thực chất là chứng chỉ ISO 9000 và 14000 về công nghệ và môi trường cho chủ doanh nghiệp lâm nghiệp,  vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích và uy tín của quốc gia mình, các chủ rừng tự nguyện tham gia quá trình QLRBV và được nhận CCR, đây là cách áp dụng đặc thù cho doanh nghiệp lâm nghiệp

  1. 2.      Vị trí của QLRBV trong chiến lược lâm nghiệp quốc gia .

Trong nửa thế kỷ từ 1945 đến 1990 tại Viêt Nam, rừng liên tục giảm diện tích từ 14,3  xuống 9,2 triệu Ha (mất 5,1 triêu Ha), tốc độ mất rừng cao nhất là giai đoạn 1980-1990 (mất 1,5 triệu Ha rừng), mà lý do chinh là do quản lý rừng không bề vững.   Từ 1993 , nhờ nỗ lực to lớn của nhà nước và nhân dân thông qua các chuương trình lớn như 327, 661 , gần 3 triệu Ha rừng đã được phục hồi, góp phần phục hồi sản xuất lâm nfghiệp và cân bằng sinh thái môi trường cho đất nước. Song đó mới là con số về số lượng, nếu rừng không được quản lý bền vững.

Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020, đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, có 5 chương trình trọng điểm thì 3 là chương trình phát triển là :  1) Quản lý phát triển rừng bền vững,  2) Bảo vệ, bảo tồn và dịch vụ môi trường,

3) Chế biến, thương mại lâm sản.

Chương trình 1) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lần đầu tiên xác định cho đất nước một lâm phận ổn định 15,6 triêu ha ( trong số 16,2 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp), với 7,8 triệu ha rừng sản xuất, có 30 % được chứng chỉ QLRBV vào năm 2020, cung cấp 22,2 triệu m3 gỗ / năm, trong đó 12,0 triệu m3 là gỗ lớn, nhằm kim ngạch xuất khẩu 7,8 tỷ USD năm 2020.  Để đảm bảo thực hiện chương trình QLRBV, trong chiến lược lâm nghiệp quốc gia đã dự toán số vốn 44,435 nghìn tỷ VNĐ, chiếm  44,3% tổng vốn chiến lược.

Đây là chương trình rất cơ bản để đưa quản lý lâm nghiệp VN vào ổn định,  hiệu quả, đem lại không chỉ lợi ích kinh tế rõ rệt cho chủ rừng, mà còn đảm bảo ổn định diện tích, chất lượng rừng cùng các lợi ích môi trường, xã hội cho cộng đồng và  quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế.

3.     Hoạt động của Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR (nay là Viện QLRBV)

Các chương trình trồng rừng chỉ có ý nghĩa nếu  như diện tích rừng hiện có được quản lý bảo vệ tốt, vì vậy ngay từ tháng 2/1998 một hội thảo quốc gia để xây dựng chương trình QLRBV đã được bộ NN-PTNT, tổ chức FSC quốc tế, tổ chức WWF Đông Dương và đại sứ quán Hà Lan đồng tổ chức tại Tp HCM/QH.10hinh.   Tại hội thảo  này đã  thành lập Tổ công tác quốc gia về QLRB và CCR (viết tắt là NWG) để thực hiện quá trình này.

Chín năm vừa qua, được sự tài trợ của sứ quán Hà Lan, dự án REFAS, FSC quốc tế, quỹ FORD, chương trình lâm nghiệp GTZ, một phong trào QLRBV đã được phát động và một số công vịêc cần thiết ban đầu đã được tiến hành như sau :

  • Cùng với ASEAN dự thảo bộ tiêu chuẩn QLRBV theo 7 tiêu chí của ITTO, kết thúc vào năm 2005, đồng thời chủ động soạn thảo cho VN bộ tiêu chuẩn quốc gia  theo 10 nguyên tắc của FSC, đã hoàn tất năm 2007 và đang làm thủ tục trình FSC .

  • Tổ chức tuyên truyền giới thiệu cho cán bộ lâm nghiệp từ cấp Trung ương ( cục, vụ, viện, trường), đến cấp địa phương (sở, chi cục, hạt) bằng 12 cuộc hội thảo quốc gia, vùng, tỉnh, qua sách báo, truyền hình, truyền thanh, giảng dạy ngoại khoá cho sinh viên cao học…..Khảo sát và tập huấn cho mọi loại chủ rừng (LT, BQL, Cty, Trang trại).  Tới nay khái niệm CCR và QLRBV đã không còn xa lạ trong quản lý, đào tạo, sản xuất lâm nghiệp, nhất là khi nó trở thành chương trình 1 trong 3 chương trìinh phát triển trọng điểm của chiến lược lâm nghiệp quốc gia.

  • Xây dựng các mô hình QLRBV tự nguyện tăng cường năng lực quản lý cho  các công ty Long Đại (Quảng Bình), Hương Sơn ( Hà Tĩnh), VINAFOR ( Hoà Bình) ;  các lâm trường Con Cuông ( Nghệ An), Hà nừng, Sơ pai pai(Gia Lai)g DTrang trai(Gia Lai);rừng trồng tư nhân Đỗ Thập (Yên Bái). Hiện nay có thêm thử nghiệm của các tổ chức hỗ trợ khác như WWF, TFT, GTZ .  Mới đây, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ nổi tiếng (Trường thành, IKEA) muốn trồng rừng bền vững để chủ động tự túc 1 phần nguyên liệu có chứng chỉ.

  • Đã khảo sát đánh giá thứ  nghiệm bộ tiêu chuẩn QLRBV dự thảo, vừa để đánh giá tính khả thi của tiêu chuẩn dự thảo, vừa để nắm vứng trình độ quản lý của các loại chủ rừng ở các miền so với tiêu chuẩn FSC.  Đã thấy rõ hành lang pháp lý để chủ rừng QLRBV còn rất nhiều hạn chế, do lâm trường chưa trở thành doanh nghiệp độc lập.

  • Đã tổ chức tập huấn nhận thức và giải pháp chứng chỉ rừng theo nhóm cho các bộ các dự án hỗ trợ nhân dân trồng rừng sản xuất  (KfW.1,  KfW.3,  WB)

Từ tháng 6/2006, Tổ công tác QG về QLRBV và CCR đã được nâng cấp, để trở thành Viện QLRBV và CCR (viết tắt là SFMI) nhằm tăng cường năng lực thực hiện quá trình QLRBV ở ViệtNam . và thu hút mọi sự hỗ trợ quốc tế, trước hết là cầu nối giữa các chủ thể QLRBV ViệtNam với FSC quốc tế.

  1. 4.     Cơ hội và thách thức.

     + Cơ hội : Quá trình QLRBV và CCR đang được sư tham gia tự nguyện của đông đảo chủ rừng trong cả nước trước sức hấp dẫn của chứng chỉ rừng.

Thị trường thế giới đang có nhu cầu ngay càng tăng về sản phấm đồ gỗ của ViệtNambiểu thị ở kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của ta đang trở thành 1 ngành sản xuất lớn :

Chỉ số giá trị lâm sản xuất khẩu theo văn bản chiến lược LNQG như sau (đơn vị :triệu USD/năm):  250/ 2000,  721/ 2003 ,  1700/ 2005,    3.700/ 2010 (ước tính) ,  7.800/ 2020 (ước tính) . Song, do hiện nay Viêt nam sản xuất gỗ để chế biến quá ít (80% nhâp khẩu), lại chưa có chứng chỉ QLRBV,  đa phần xuât khẩu qua thương hiệu có uy tín khác, nên lãi xuất rất thấp mặc dù kim ngạch xuất khẩu rất cao .

Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía nhà nước bằng các chính sách, thể chế thể hiện trong chiến lược LNQG, và các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam, thì quá trình QLRBV và CCR sẽ được cải thiện tốt về tốc độ và chất lương.

  • Thách thức :  Sức ỳ của cách quản lý kinh doanh theo kế hoạch khiến các doanh nghiệp lâm nghiêp không năng động, không nhạy bén với các thuận lợi của mhu cầu thị trường hiện tại.

Sự độc lập và quyền tự quản lý về kế hoạch, tài chính, tổ chức nhân sự chưa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển, nhất là chế độ chủ quản đang kìm hãm sản xuất kinh doanh, chế độ sở hữu rừng và đất cũng còn đang trong giai đoạn đổi mới.

Tài nguyên rừng và đầt rừng nói chung là nghèo hoặc rất nghèo vì qua 1 thời gian dài khai thác lâm sản và quản lý rừng không bền vững, lâm phận không ổn định, đất tốt thường dành cho sản xuất nông nghiệp. Nhà kinh doanh chưa được lựa chọn theo tiêu chuẩn kinh doanh, trong khi công cuộc cải cách hành chính và phòng chông tham nhũng  không mấy khả quan.  Đó là những thách thức trước mắt của QLRBV.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ NN-PTNT, 2007. Chiến lược phát triển lâm nghiệp ViệtNamgiai đoạn 2006-2020
  2. Viện Qủan lý rừng bền vững  và chứng chỉ rừng (SFMI), 2007.  Dự thảo tiêu chuẩn FSC quốc gia QLRBV, lần thứ  9c
  3. Phạm Hoài Đức, Lê Công Uẩn, Nguyễn Ngọc Lung, Phạm Minh Thoa, 2006.

Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương chứng chỉ rừng. MARD-FSSP

  1. FSC General Assembly, 2005.  Văn kiện Đại hội đồng FSC.(tiếng anh)Manaus,Brazil, 12/2005.
  2. Tổ công tác quốc gia về QLRBV và CCR (NWG), 1998-2005: Các tài liệu hội thảo và khảo sát thực  địa tại ViệtNam.
  3. SmartWood, 1999.  Báo cáo kết quả khảo sát rừng tại tỉnh Đắk lắc . (Bản dịch tiếng việt) .