Theo ý kiến cá nhân của tôi: quyển sách ngắn do nhóm tác giả ( William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba) này giúp ích được rất nhiều cho những người nghiên cứu về công tác giảm nghèo và phát triển rừng tại Việt Nam. Đây là một quyển sách được trích từ rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo và công tác phát triển rừng ở các vùng miền núi Việt Nam. Nhóm tác giả đã rất công phu sưu tầm và phân tích rất cụ thể các trường hợp liên quan. Mặc dù đã hơi cũ những theo tôi nó vẫn còn có ích cho tôi và cả cộng đồng người quan tâm. Do vậy tôi đăng lên đây nhằm mục đích chia sẻ cho những độc giả quan tâm chứ không mang tính chất vụ lợi gì.
Tóm tắt quyển sách:
Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang phát triển, việc tài nguyên rừng có thể hỗ trợ công tác giảm nghèo như thế nào và ở chừng mực nào, việc duy trì và mở rộng độ che phủ rừng có liên quan với giảm nghèo ra sao, đang ngày càng trở nên một mối quan tâm lớn. Cuốn sách này là một nỗ lực tổng kết những kiến thức có thể thu thập được từ các tài liệu thứ cấp có liên quan đến chủ đề này. Chúng tôi gặp phải một thách thức lớn về phương pháp nghiên cứu, bởi vì trên thực tế đã có rất nhiều tài liệu quan trọng về công tác giảm nghèo ở Việt Nam cũng như đã có nhiều các tài liệu đa dạng khác về lâm nghiệp. nhưng có rất ít tài liệu tổng hợp và phân tích cả hai vấn đề này. Báo cáo tổng hợp nghiên cứu này của chúng tôi đặt ra các câu hỏi về các vấn đề như sau:
(1) vai trò của tài nguyên rừng trong giảm nghèo trước đây; (2) vai trò của tài nguyên rừng trong giảm nghèo trong tương lai; và (3) mức độ tương đồng giữa công tác giảm nghèo và các kế hoạch trồng rừng quy mô lớn. Lời giải đáp mà chúng tôi đưa ra cho các vấn đề này rất rộng và không đi vào chi tiết, song chúng đóng vai trò bàn đạp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan giữa giảm nghèo và cải thiện công tác quản lý rừng. Tài liệu tổng hợp đã: (1) đề xuất các nghiên cứu bổ sung để cung cấp thông tin còn thiếu; (2) khuyến khích việc sử dụng các phương pháp so sánh trong các nghiên cứu tiếp theo; và (3) thúc đẩy sự cộng tác chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước có trách nhiệm và chức năng liên quan đến giảm nghèo và quản lý rừng. Cuối cùng chúng tôi gợi ý một danh sách các vấn đề cần được ưu tiên trong nghiên cứu.