Khi các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thì sau khi đi hoàn thành xong các công trình xử lý như: hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải,… và đã tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường, thì Doanh nghiệp bắt buộc phải lập thêm Báo cáo hoàn thành ĐTM để nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định xem xét lại việc thực hiện.
Để hiểu rõ hơn về hồ sơ môi trường này, mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay đang có nhu cầu thực hiện hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới đây.
Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM?
Lập báo cáo hoàn thành ĐTM để đáp ứng được các vấn đề sau:
-Thực hiện chính sách phát triển KT-XH bền vững không làm ảnh hưởng đến môi trường.
-Tạo nên hệ thống xã hội phát triển bền vững lâu dài với KT-XH và môi trường.
Để hoàn tất thủ tục pháp lý sau khi đã thực hiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Căn cứ pháp lý quy định lập báo cáo hoàn thành ĐTM
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
-
Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/02/2015, của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
-
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
Điều kiện và hồ sơ cần thiết để doanh nghiệp lập báo cáo hoàn thành ĐTM
Để được xác nhận báo cáo hoàn thành ĐTM khi kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Cơ sở thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đầy đủ và đúng như đã nêu trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt.
– Các công trình xử lý môi trường phải đảm bảo đạt đúng quy chuẩn hiện hành.
Hồ sơ cần thiết:
- Bản chính Công văn đề nghị xác nhận về việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trước khi dự án đi vào vận hành chính thức: 01 bản;
-
Bản sao y chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: 01 bản;
-
Bản sao Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình xử lý và bảo vệ môi trường: 01 bản;
-
Bản sao Bộ các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan: 01 bản;
-
Bản chính Bản báo cáo về việc hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức (theo mẫu): 03 bản.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Đối tượng phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM
Bao gồm các đối tượng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
- Áp dụng cho các doanh nghiệp đã lập đánh giá tác động môi trường ĐTM, sau khi thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, phải tiến hành lập báo cáo hoàn thành ĐTM để xác nhận với cơ quan chức năng việc thực hiện.
-
Cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo tiến độ đã đề xuất trong báo cáo.
-
Không nằm trong các đối tượng thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Quy trình thực hiện báo cáo hoàn thành ĐTM
Báo cáo hoàn thành DTM là quá trình xác nhận việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường, nên ở đây chúng tôi sẽ nói về quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Lập báo cáo DTM thông qua 9 bước cơ bản:
- Bước 1 : Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như: khảo sát điều kiện tự địa lý – địa chất, khảo sát điều kiện môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.
-
Bước 2 : Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong các quá trình trước khi xây dựng, đang xây dựng và đi vào hoạt động của dự án.
-
Bước 3 : Thu thập các mẫu khí thải, chất thải,… đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.
-
Bước 4 : Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.
-
Bước 5 : Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.
-
Bước 6 : Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
-
Bước 7 : Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.
-
Bước 8 : Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
-
Bước 9 : Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Cơ quan phê duyệt báo cáo hoàn thành ĐTM
Nộp tại cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
- Chi cục – sở tài nguyên môi trường đối với các báo cáo hoàn thành ĐTM hoặc hồ sơ ĐTM bổ sung thuộc cấp sở quy định tại nghị định 18/2015/NĐ-CP và luật bảo vệ môi trường 2014
-
Bộ tài nguyên môi trường đối với trường hợp không nộp cấp sở
Video hướng dẫn lập báo cáo hoàn thành ĐTM
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ, CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
Địa chỉ: Số 10 Ngõ 308 Minh Khai, Hà Nội Việt Nam
Email: thngroup.jsc@gmail.com
Website: thngroup.net