Bent D.Jorgensen
Khoa Nghiên cứu Hoà bình và Phát triển
Trường Nghiên cứu toàn cầu
Đại họcGoteborg, Thuỵ Điển
Phải thừa nhận rằng Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng vượt bậc sau khi thực hiện chính sách “Đổi mới” mà xoá đói giảm nghèo là trọng tâm của các chương trình cải cách chính. Bức tranh toàn cảnh về Việt Nam đã trở nên sáng sủa hơn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tỉ lệ nghèo đói thấp, và nếu có lý do để cảnh báo thì chỉ có thể là về các thông số kinh tế vĩ mô hay sự mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn (2). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang phải đối mặt với một khó khăn là khoảng cách xã hội ngày càng rộng trên ranh giới dân tộc, giữa người nghèo và giàu, đặc biệt giữa các dân tộc ở đồng bằng với miền núi. Mặc dù có những nỗ lực phát triển đáng kể, song vấn đề nghèo đói vẫn gia tăng ở Việt Namlà nội dung chính trong bài viết này. Bằng cách tập trung vào những yếu tố văn hoá và những mảng tách rời, bài viết nhằm tìm hiểu nguyên nhân tại sao có những người nghèo và tại sao họ vẫn nghèo mặc dù đã có những nỗ lực xoá đói giảm nghèo. Bài viết này dựa vào những nghiên cứu được tiến hành ở 8 thôn thuộc hai tỉnh Hà Giang và Phú Thọ từ năm 1998 tới 2002. Việc đặt trọng tâm của nghiên cứu ở cấp cơ sở tại những địa phương này có sự khác biệt so với rất nhiều nghiên cứu và đánh giá về tình hình nghèo đói ở ViệtNam, vì nớ cho chúng ta thấy rằng lý thuyết phát triển không hoàn toàn dẫn đến một nỗ lực xoá đói giảm nghèo. Bài viết sẽ giúp chúng ta thấy được mặt trái của những gì từng được mô tả thiên về về ViệtNam như một câu chuyện thành công và cũng đặt ra vấn đề về phương pháp phổ biến về xoá đói giảm nghèo và những lý luận phát triển chiếm ưu thế ở ViệtNam.
Các câu trả lời cho câu hỏi tại sao người dân ở vùng cao vẫn còn nghèo mặc dù chương trình Đổi mới đang là trọng tâm, vẫn chủ yếu nằm trong các thuật ngữ kinh tế. Khi tìm kiếm cách giải thích và các giải pháp cho các vấn đề của vùng cao nói chung và vấn đề nghèo đói nói riêng, các tổ chức của quốc tế, của chính phủ (3) và đặc biệt bản thân người nghèo đều nhấn mạnh tới những yếu tố kinh tế. ViệtNam cũng đã đề cao sự tập trung vào mảng chính trị trong những năm qua. Khái niệm về trao quyền (4) được sử dụng rộng rãi của John Friedman và nỗ lực đầy hiệu quả của Amartya Sen về mối liên hệ giữa sự thiếu dân chủ với nghèo đói (5) đã tạo ảnh hưởng lớn nhằm khuếch trương những thành quả mang tính chính trị về vấn đề nghèo đói. Trong bài viết này, tác giả sẽ kết hợp các quy tắc về kinh tế-xã hội và chính trị-xã hội với một phân tích về văn hoá hay tính không tập trung để giải nghĩa quan niệm về phát triển ở 8 thôn dân tộc vùng cao ViệtNam.
Bài phân tích này cũng thể hiện một nỗi băn khoăn khác nữa, được biểu lộ tương đối rõ qua những câu chuyện kể của những người trực tiếp tham gia và thực hiện công việc phát triển. Họ là những người giao thiệp một ranh giới giữa người nghèo và không nghèo Đó là liệu các cán bộ làm trong lĩnh vực phát triển, mặc dù không cố ý, có tạo nên đặc tính về người nghèo như một phần hợp nhất của nỗ lực để họ hoàn thành công việc mà những người bên ngoài gọi là phát triển. Câu hỏi nỏi cộm là ở chừng mực nào thì nghèo đói có thể được xem là một phần hợp nhất của ngành phát triển về cả thực tiễn và lý thuyết. Liệu có phải rằng việc tích cực chạy theo phát triển có thể tạo nên không chỉ sự nhận thức về nghèo đói mà là chính bản thân nghèo đói hay không? Liệu có phải chính lý luận về phát triển, khi đưa xuống đến cấp cơ sỏ, mang lại những cô lập chính trị và kinh tế cho một số bộ phận cụ thể, hoặc một số nhóm người cụ thể trong cùng cộng đồng địa phương ở miền núi không?
Xem chi tiết file